Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Mẹo học đánh máy nhanh không cần nhìn phím

  Đánh máy nhanh giúp bạn tăng tốc gõ phím, giảm thời gian soạn thảo văn bản và thao tác trên bàn phím. Nếu bạn đang tìm cách luyện tập để gõ phím nhanh hơn thì bạn đến đúng nơi rồi. Bí kíp đánh máy nhanh mà chúng tôi giới thiệu ngay sau đây sẽ giúp tăng tốc độ đánh máy của bạn một cách rõ rệt.

Để đánh máy nhanh điều kiện tiên quyết là bạn phải học cách đánh máy không cần nhìn phím (hay còn được biết đến với thuật ngữ Touch Typing). Nhưng trước khi bắt đầu học Touch Typing, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải thành thạo việc đánh máy bằng 10 ngón.

Hướng dẫn cách đánh máy tính nhanh bằng 10 đầu ngón tay

Cách đặt tay trên bàn phím máy tính khi học đánh máy nhanh không cần nhìn phím

Đây là một bước rất quan trọng quyết định phần lớn đến tốc độ đánh máy của bạn sau này. Nếu bạn không có cách đặt ngón tay hợp lý thì sau này bạn có luyện gõ nhiều đi chăng nữa nhưng chưa chắc bạn có thể gõ được nhanh bằng những người biết cách đặt các ngón tay theo chuẩn. Khi bạn đặt vị trí của các ngón tay đúng, mỗi một ngón tay đặt lên trên bàn phím sẽ đảm nhiệm một nhóm các ký tự tương ứng với vị trí của ngón tay đó, điều đó giúp cho bạn đánh máy tính mà không cần phải nhìn vào bàn phím máy tính. Muốn làm được như vậy các bạn dặt tay trên bàn phím máy tính như sau:

Tay trái:

Ngón út đặt ở chữ A, ngón áp út tức ngón đeo nhẫn ta đặt ở chữ S, ngón giữa ta đặt ở chữ D, ngón trỏ đặt ở chữ F.

Tay phải:

Ngón trỏ chúng ta đặt ở phím J, ngón giữa đặt ở phím K, ngón áp út đặt ở phím L, ngón út đặt ở phím

Có thể tham khảo cách đặt tay trong hình dưới đây:

Mẹo đơn giản nhất để học đánh máy cực nhanh không cần nhìn phím

 Ảnh: QTM

Phân công nhiệm vụ cho các ngón tay khi học đánh máy nhanh không cần nhìn phím

Với bàn tay trái:

- Ngón áp út sẽ đảm nhiệm các phím như S, W, X, 2.
- Ngón giữa sẽ gõ các phím như: D, E, C, 3.
- Ngón trỏ gõ các phím như: F, R, G, T, V, B, 5, 6.
- Ngón út sẽ đánh các phím bên trái còn lại như: Q, Z, Caps Lock, Shift..., nói chung từ phần ngón út cho đến hết khu phím bên trái.

Với bàn tay phải:

- Ngón trỏ gõ các phím như: J, U, Y, H, N, M, 7, 8.
- Ngón giữa gõ các phím như: K, I, dấu nhỏ hơn, Alt, 9.
- Ngón áp út gõ các phím như: L,O, dấu phảy, dấu lớn hơn, O.
- Ngón út gõ các phím còn lại bên phải như: P, dấu chấm, Enter, Shift,... nói chung là toàn bộ phím bên phải kể từ ngón áp út.

Các nguyên tắc quan trọng của Touch Typing khi học đánh máy nhanh không cần nhìn phím

1. Đảm bảo không có gì cản trở quá trình luyện tập của bạn: Đây là nguyên tắc rất quan trọng mà ai cũng cần chú ý. Bạn không thể nào tập trung khi móng tay quá dài hay vừa đeo găng tay vừa luyện đánh máy không nhìn phím được.

2. Không nhìn xuống bàn phím: Đây có thể là điều khó nhất nhưng nếu không làm vậy, bạn sẽ không bao giờ học được Touch Typing. Bản chất của Touch Typing chính là ngón tay của bạn, hay nói chính xác là bạn phải cảm nhận được vị trí của các phím mà không dựa vào mắt. Khi ngón tay đã quen dần, bạn sẽ đánh máy nhanh hơn. Nếu thi thoảng vẫn liếc xuống bàn phím thì bạn có thể sử dụng mẹo này để hạn chế: dùng một miếng dán, một tấm vải hoặc thứ gì đó tương tự để che bàn phím lại.

Kỹ thuật đánh máy nhanh

 

Mẹo đơn giản nhất để học đánh máy cực nhanh không cần nhìn phím

học đánh máy nhanh không cần nhìn phím

3. Đặt ngón tay vào các vị trí cơ bản: Bàn tay trái (ngón út, ngón đeo nhẫn, ngón giữa và ngón trỏ) sẽ đặt theo thứ tự vào các phím A, S, D và F. Bàn tay phải sẽ đặt vào các phím J, K, L và phím ";".

4. Nếu nhấn phím cuối cùng (phím chữ hoặc dấu chấm câu) bằng bàn tay trái thì hãy sử dụng ngón cái (bàn tay trái) để nhấn phím cách và ngược lại. Điều này rất thuận tiện. Khi dừng đánh máy, đặt ngón tay cái nằm nhẹ lên phím cách.

5. Khi cần nhấn vào một phím, hãy sử dụng ngón tay gần đó nhất và sau đó đặt ngón tay đó về vị trí bắt đầu. Đối với các chữ hoa, giữ phím SHIFT bằng ngón tay út và nhấn phím chữ tương ứng bằng ngón tay gần nhất với nó.

6. Đừng cố gắng ghi nhớ vị trí các phím: Điều quan trọng nhất bạn cần nắm được đó là với mỗi chữ muốn nhập thì nên sử dụng ngón tay nào sao cho thuận tiện nhất. Khi đã luyện tập đủ nhiều, bạn có thể không cần nhìn phím mà vẫn đánh máy được, đơn giản chỉ là dựa vào cảm nhận của ngón tay đối với vị trí các phím mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét